Tác giả :
Trong mối quan hệ Đức - Tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi Đức là gốc, là nền tảng để luyện Tài, để xây dựng con người mới, Người nói: “Sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”; “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.



Hồ Chí Minh đã kế thừa nhiều điểm tích cực của Nho giáo. “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điểm không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Theo Người, “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Người nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Theo quan điểm của Người,  đạo đức là tiêu chí để đo lòng cao thượng, để xem xét “chất người”. Người viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.
Với Hồ Chí Minh, trong các quan hệ đạo đức thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước mình, với nhân dân, dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất. Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Bác dạy các chiến sĩ quân đội ta “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” - câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước kia và hiện nay, mà còn lâu dài về sau. Đối với cán bộ, đảng viên, Người đòi hỏi phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân” thì mới xứng đáng “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Đối với người cán bộ cách mạng, Bác đặc biệt nhấn mạnh những đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người nhiều lần nhắc lại cụm từ này ở nhiều bài viết, bài nói của mình...
Chúng ta đã có lúc không chú trọng đúng mức tới “Đức dục” bên cạnh việc chăm lo công tác “Trí dục”. Điều này Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và uốn nắn sớm từ những ngày đầu bắt tay vào sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta. Người nói trong Hội nghị TƯ 4 khóa III: “Tôi xem chương trình giáo dục cho đến hết lớp 10, phần đức dục rất thiếu sót, chỉ có 10 dòng”. Trong Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của ngành Giáo dục (tháng 8-1963), Người nhắc nhở: “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa về đức dục”... Coi Đức là gốc nhưng Hồ Chí Minh không xem thường Tài mà Người nhìn nhận Đức và Tài trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện. Người cán bộ phải đầy đủ cả đức cả tài, không thể khiếm khuyết mặt nào vì “có tài mà không có đức là người vô dụng” nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Quan điểm lấy Đức làm gốc, làm nền tảng không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt Đức, coi nhẹ mặt  Tài. Theo Hồ Chí Minh thì hai mặt Đức và Tài, “hồng” và “chuyên”, phẩm chất và năng lực luôn phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này thiếu mặt kia. Như Người đã phân tích, người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, tuy không làm hại ai những cũng chẳng có ích gì. Ngược lại, nếu có tài mà không có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng tham ô, lãng phí thì như vậy chỉ có hại cho dân cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng, từ đức đi đến trí, đến tài để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, để làm những việc có lợi cho dân, cho nước. Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó.
(Sưu tầm)
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Truy cập tháng: 3,166

Tổng truy cập:3,166

Copyright © 2020, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 1, Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84.8) 3896 8641 - (+84.8) 3896 1333

Email: ptchc@hcmute.edu.vn