Hướng dẫn, Quy trình, Thủ tục
|
-
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhiều lần đề cập tới bốn đức "Cần, Kiệm, Liêm, Chính". Theo Người bốn
đức đó không chỉ là những phẩm chất cơ bản, là “gốc” của người cách
mạng mà còn là nền tảng của “đời sống mới, nền tảng Thi đua ái quốc”.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền
thống hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, khao khát tìm tòi cái mới, cái
tiến bộ. Người đã sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí
trước hết là cho thanh thiếu niên. Những bài báo đầu tiên Người viết
trên đất Pháp đều xoay quanh chủ đề này: tố cáo chính sách ngu dân của
chính quyền thuộc địa, truyền bá những quan điểm giáo dục tiên tiến, kêu
gọi, thức tỉnh thanh niên trong nước.
-
Theo Hồ Chí Minh, để cách mạng thành công, cùng với đường lối, chính
sách đúng đắn phải tổ chức thực thi hiệu quả, đặc biệt là ở ba khâu
chính: cách tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ thực hiện và kiểm tra.
Đây là ba loại công việc cơ bản, đòi hỏi phải được thực thi nghiêm ngặt.
-
Tư tưởng về trọng dụng, bồi dưỡng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã,
đang và mãi mãi soi đường cho chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, hội
nhập.
-
Trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh
(THỰC HIỆN CHỈ THỊ 03-CT/TW VỀ “TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”)
-
Năm
1947, giữa lúc phải tập trung chuẩn bị Chiến dịch Thu Đông, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Cuốn sách có 6 phần:
Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách
mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Cuốn sách đã chỉ
dẫn, động viên sức mạnh của Đảng, của dân tộc, của quân, dân ta góp phần
đưa cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện giành thắng lợi vẻ vang. Ngày
nay, thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh", cuốn “Sửa đổi lối làm việc” càng trở nên cần thiết.
-
Hôm ấy vào 30 tháng Chạp năm Quý Mão 1963, Bác Hồ đã đến thăm chợ Tết
Đồng Xuân-Hà Nội. Bác định mua một đóa hoa huệ-loài hoa trinh bạch mà
Người rất yêu thích, nhưng không mua được, Người rất buồn. Thiếu tướng
Phan Văn Xoàn, nguyên Tư lệnh Bộ đội Cảnh vệ hồi niệm lại câu chuyện
tình cảm xúc động này của Bác từ hơn 45 năm trước.
-
Không chỉ riêng nhà thơ Cu-ba Phê-lích Pi-ta Rô-đri-ghết mới cảm nhận
như thế. Cả thế giới đều nhìn thấy ở Bác Hồ kính yêu của chúng ta một
biểu tượng chói ngời của tinh thần độc lập dân tộc, một đỉnh cao văn
hóa. Những ngày tháng 9-1969, mặc dù Việt Nam đang có chiến tranh, giữa
hai phe TBCN và XHCN đang có cuộc đối đầu quyết liệt, cả thế giới đã
nghiêng mình tiễn đưa và dành những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi một con
người kiệt xuất, vượt cao hơn cả mọi sự kiện và trào lưu hiện tại.
-
Trong mối quan hệ Đức - Tài, Chủ
tịch Hồ Chí Minh coi Đức là gốc, là nền tảng để luyện Tài, để xây dựng
con người mới, Người nói: “Sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn
thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân”; “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ
có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.
-
Năm 1965, nhân dịp mừng 75 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo Di
chúc với mục đích “để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi.
Phòng khi ... sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh
khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột
ngột”(1). Năm 1968 và 1969, cũng vào dịp sinh nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tiến hành chỉnh sửa, viết thêm một số đoạn trong Di chúc. Ngày
09-9-1969, tại Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trên cơ sở tổng hợp bản Di chúc do Người viết năm 1965 và các bản
chỉnh sửa, bổ sung các năm 1968 và 1969.
|