Hướng dẫn, Quy trình, Thủ tục
|
Tác giả :
NHỮNG NỘI DUNG CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng đã quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn khen thưởng để phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay. Theo tinh thần Thông báo Kết luận số 120-TB/TW ngày 18/01/2013 của Bộ Chính trị.
Trong tổng số 103 điều của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung từ Chương I đến Chương VI, gồm 47 điều và bổ sung Điều 91a, sửa đổi tên Chương IV, Chương V để bao hàm đầy đủ các nội dung đã được điều chỉnh trong các chương này; trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, đảm bảo chặt chẽ hơn, không lấy danh hiệu thi đua để làm căn cứ xét khen thưởng nhằm tránh việc tích lũy thành tích trong khen thưởng; đặc biệt xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các hình thức khen thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen cho nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp; bổ sung thêm Điều 91a về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung ương và Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành danh hiệu thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Sau đây là những nội dung cụ thể của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:
1. Sửa đổi Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Chương I: Những quy định chung
Các Khoản 1, 2 và Khoản 3 của Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 4, 5 và Điều 6 của Luật hiện hành, quy định cụ thể 4 loại hình khen thưởng, gồm: khen thưởng qua tổng kết thành tích các giai đoạn cách mạng, khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng đối ngoại; quy định việc bình đẳng giới trong khen thưởng.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 4 “khen thưởng thường xuyên” bằng “khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khen thưởng quá trình cống hiến”.
- Khoản 2 của Luật sửa đổi Điều 5, thay cụm từ “dân chủ” lên trước cụm từ “công bằng” để phù hợp với các văn bản quy phạm hiện hành.
- Bổ sung nguyên tắc bình đẳng giới vào Điều 6 của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 21,23,24,25 và Điều 31 Chương II: Tổ chức thi đua, danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
Các Khoản 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 của Luật sửa đổi, bổ sung sửa đổi, bổ sung 05 điều gồm Điều 21, 23, 24,25 và Điều 31 của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành:
- Để đảm bảo giá trị của danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” đã bổ sung tiêu chuẩn lựa chọn những cá nhân xuất sắc nhất trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
- Để bảo đảm việc công nhận “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được chính xác, tiêu biểu, đã bổ sung Điều 23 quy định về sáng kiến giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xét danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 25 quy định về “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 31 quy định các hình thức khen thưởng Cờ thi đua cấp tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, để phân cấp thẩm quyền tặng Cờ thi đua cấp tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; để khen thưởng động viên trực tiếp, kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện phong trào thi đua.
3. Sửa đổi, bổ sung 35 điều (từ Điều 32 đến Điều 76) Chương III: Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng
Từ Khoản 9 đến Khoản 43 của Luật sửa đổi, bổ sung sửa đổi, bổ sung 35 điều, từ Điều 32 đến Điều 76 của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành.
Luật sửa đổi, bổ sung đã nâng cao tiêu chuẩn Huân chương, Huy chương, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”...; bổ sung tiêu chuẩn được khen thưởng “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” các hạng và Bằng khen; quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn các tiêu chí đối với khen thưởng theo công trạng, thành tích và rà soát, sửa đổi các quy định để hạn chế những trùng lặp về tiêu chuẩn giữa các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng...; quy định tiêu chuẩn cụ thể hơn các hình thức khen thưởng đối với công nhân, nông dân và người lao động trực tiếp; luật hóa một số quy định của Nghị định. Tuy nhiên, do đối tượng áp dụng của Luật là cá nhân, tập thể, các nhóm đối tượng có tính chất, vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động với tiêu chuẩn, điều kiện khác nhau nên không thể quy định đầy đủ tiêu chuẩn cho từng nhóm đối tượng cụ thể trong Luật. Vì vậy, trên cơ sở quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn sẽ quy định cụ thể hơn điều kiện, tiêu chuẩn của các nhóm đối tượng, lĩnh vực để đảm bảo tính khả thi và bao quát được thực tiễn đời sống xã hội.
3.1. Huân chương
- Bổ sung vào Điều 34 quy định Huân chương Sao vàng là Huân chương cao quý nhất tặng cho nguyên thủ quốc gia nước ngoài để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Bổ sung quy định xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần 2 cho tập thể có quá trình phấn đấu lâu dài, liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 15 năm tiếp theo sau khi được tặng thưởng lần thứ nhất. Với tiêu chuẩn chặt chẽ như vậy thì việc xét tặng lần 2 “Huân chương Hồ Chí Minh” vẫn bảo đảm tính tôn vinh của danh hiệu cao quý này.
- Sửa đổi, bổ sung nâng cao tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng Huân chương (từ Điều 34 đến Điều 48) theo hướng, nâng cao tiêu chuẩn, không lấy danh hiệu thi đua làm điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể để xét các hình thức khen thưởng mà căn cứ vào thành tích đạt được và phạm vi ảnh hưởng để xét các hình thức khen thưởng cao hơn, khen thưởng tương xứng với thành tích đạt được, đồng thời quy định tiêu chuẩn để những người trực tiếp là công nhân, nông dân, người lao động, nếu có thành tích sẽ được khen thưởng.
- Quy định thời gian xét khen thưởng từ Huân chương Lao động lên Huân chương Độc lập là 10 năm thay cho 5 năm như hiện nay; quy định thời gian xét khen thưởng từ Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng là 25 năm thay cho 10 năm như hiện nay nhằm thể hiện tính tôn vinh, cao quý của các hình thức khen thưởng này.
3.2. Huy chương:
- Sửa đổi, bổ sung các Điều 52, 54, 55 và Điều 56 quy định các cá nhân trong lực lượng vũ trang được truy tặng các hình thức huy chương và bổ sung đối tượng là công chức, viên chức, công nhân làm việc trong lực lượng vũ trang và các đối tượng có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Về “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” Luật đã sửa đổi quy định chung đối với “chiến sĩ có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” để bao quát được hết các đối tượng và giao Chính phủ quy định cụ thể địa bàn được ưu tiên; đây là quy định đối với chiến sĩ làm nghĩa vụ, có thời gian công tác không dài và chỉ áp dụng đối với Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba. Bên cạnh đó, việc nâng thời gian xét tặng “Huy chương chiến sĩ vẻ vang” các hạng là để đảm bảo phù hợp thực tiễn quá trình cống hiến của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị khen thưởng, khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan.
- Mở rộng đối tượng được tặng thưởng “Huy chương Hữu nghị” là người nước ngoài có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
3.3. Danh hiệu vinh dự Nhà nước:
- Sửa đổi các Điều 60 và Điều 61 nâng cao tiêu chuẩn và quy định về thời điểm xét, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động) 5 năm xét 01 lần vào dịp Đại hội thi đua yêu nước các cấp thay cho xét tặng hằng năm như hiện nay để phù hợp với việc tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội 5 năm của đất nước (trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất).
- Nâng cao tiêu chuẩn xét danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”; danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” và quy định thời điểm xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước như “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” và “Nhà giáo ưu” có sự thay đổi, cụ thể là 03 năm xét tặng 01 lần, thay cho 02 năm như hiện nay.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 65 để đảm bảo sự thống nhất giữa Luật thi đua, khen thưởng hiện hành với Luật Di sản văn hóa về đối tượng phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”, cụ thể đã quy định danh hiệu này để tặng cho cá nhân “Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” nghĩa là bao gồm cả di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (Điều 1, Luật di sản văn hóa).
- Sửa đổi Điều 68 quy định về thời điểm xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” là 5 năm xét một lần thay cho 02 năm xét một lần như hiện nay, để thống nhất với việc xét “Giải thưởng Hồ Chí Minh” 05 năm xét tặng một lần.
3.4. Kỷ niệm chương, Huy hiệu:
Bổ sung Điều 69 về thẩm quyền ban hành Huy hiệu cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tặng cho cá nhân, tập thể có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, lao động, sản xuất, vì vậy cần bổ sung hình thức Huy hiệu để ghi nhận những cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3.5. Bằng khen:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 71 để nâng cao tiêu chuẩn hình thức Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 72 để nâng cao tiêu chuẩn hình thức Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
- Sửa đổi Điều 73 quy định về việc phân cấp thẩm quyền ban hành hình thức Bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đặc thù để đảm bảo sự thống nhất chung trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, cụ thể Điều 73 được bổ như sau:
+ Bổ sung quy định về thẩm quyền ban hành hình thức Bằng khen cấp tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
+ Bổ sung hình thức Bằng khen của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
+ Bổ sung Khoản 3 vào Điều 73 quy định khen thưởng bằng hình thức Bằng khen đối với gia đình có thành tích.
3.6. Giấy khen:
- Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 74 về phân cấp thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua và tặng Giấy khen của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã để đảm bảo thống nhất việc khen thưởng đối với các thành phần kinh tế.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 75 để nâng cao tiêu chuẩn của hình thức Giấy khen.
- Bổ sung Khoản 4 vào Điều 76 quy định việc áp dụng khen thưởng bằng hình thức Giấy khen đối với gia đình.
4. Sửa đổi, bổ sung 05 điều (từ Điều 77, 79, 80, 83 và Điều 84) Chương IV: về thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị danh hiệu thi đua
Khoản 44 Luật sửa đổi, bổ sung tên Chương IV về thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị danh hiệu thi đua và khen thưởng
Khoản 45, 46, 47 và Khoản 48 của Luật sửa đổi, bổ sung sửa đổi, bổ sung 04 điều, từ Điều 79, 80, 83, và Điều 84 của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành.
- Bổ sung cụ thể qui định về thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền đề nghị khen thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; “Cờ thi đua của Chính phủ”, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” đối với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các Ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Tổng Kiểm toán nhà nước, lãnh đạo cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể.
- Bổ sung phân cấp thẩm quyền công nhận danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Quy định cụ thể về việc khen thưởng của các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 84 về hồ sơ khi đề nghị phong tặng danh hiệu thi đua phải có văn bản của cấp đề nghị; trong hồ sơ đề nghị khen thưởng phải có biên bản xét khen thưởng, nhằm đảm bảo tính chặt chẽ trong xét, phong tặng danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng.
5. Sửa đổi, bổ sung tên Chương V về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng
Khoản 49 Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung tên Chương V về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng.
6. Về quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
Khoản 50 Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung thêm 01 Điều 91a về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp nhằm nêu cao vai trò, vị trí Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp.
7. Về hiệu lực thi hành của Luật
Chương VIII: Điều khoản thi hành quy định Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2014.
Trước ngày 01/6/2014, các cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về niên hạn để xét khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 mà chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn về niên hạn theo quy định của Luật này sẽ được xem xét, quyết định khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11. Việc xem xét, quyết định khen thưởng cho các đối tượng này được thực hiện trước ngày 31/12/2014. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Họ và tên:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Tiêu đề:
|
*
|
|
Mã xác nhận:
|
(*)
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
|