Tác giả :
1. Về cách tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ và kiểm tra
Cuối năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang trong giai đoạn gay go, quyết liệt đã xuất hiện không ít hạn chế, thiếu sót trong hoạt động của các tổ chức Đảng từ trung ương tới địa phương, trước hết là trong cách tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ và kiểm tra. Trước tình hình đó, tháng 10-1947, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc nhằm góp phần khắc phục khuyết điểm, tạo thế và lực cho kháng chiến giành thắng lợi. Cuối năm 1948, trên cơ sở tổng kết thực tiễn kháng chiến thời kỳ này, Hồ Chí Minh kết luận: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”(1).
Hồ Chí Minh phân tích rõ, chính sách đúng đắn mới chỉ là cái đầu tiên - cái gốc của thắng lợi. Để đi tới thắng lợi thực sự, phải tổ chức, đặc biệt là cách tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ và kiểm tra. Người yêu cầu các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay và chỉ rõ đây là cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài trong lòng mỗi cán bộ, trong mỗi tổ chức và trong toàn xã hội.



Về “cách tổ chức công việc”, theo Hồ Chí Minh, đó là tổ chức sắp xếp thành hệ thống trình tự các loại, các khối và phụ trách các bước công việc cụ thể, thật hợp lý, khoa học, tạo thành bộ máy lãnh đạo và thực hiện từ Trung ương tới các cấp. Bộ máy này tự nó quy định chức năng, nhiệm vụ và tên gọi. Đồng thời, chuyên môn hóa nhiệm vụ, trách nhiệm phải hoàn thành của mỗi cán bộ, nhân viên trong bộ máy ấy.
Hồ Chí Minh đặt cách tổ chức công việc lên hàng đầu và thường gọi đó là “cách làm” hay “kế hoạch” của các cơ quan lãnh đạo. Người yêu cầu, bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có kế hoạch cẩn thận; kiên quyết phê phán cách tổ chức công việc chủ quan tùy tiện, gặp sao làm vậy, làm lấy lệ, làm không ngăn nắp, luộm thuộm, chồng chéo, làm không đến nơi đến chốn. Người nhấn mạnh, phải xét rõ trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lợi ích thiết thực của quần chúng để định cách làm việc, cách tổ chức. “Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng. Nếu không vậy, nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào "khoét chân cho vừa giầy”(2).
Về “cách lựa chọn cán bộ”, theo Người, bộ máy công việc dù được tổ chức khoa học đến mấy cũng chỉ là “bộ máy chết” nếu không có cán bộ và nhân viên thực hiện. Vì vậy, sau khi tổ chức bộ máy công việc khoa học, yêu cầu phải có cách “lựa chọn cán bộ” sao cho có phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực để thực hiện đúng và đủ các loại công việc trong bộ máy. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải dùng người đúng chỗ, đúng việc”(3) mới đúng với trình tự của quy luật tổ chức, mới thực sự khoa học. Người nói với một chị làm điện đài: “Thí dụ bây giờ cô làm Chủ tịch, Bác làm điện đài có được không? Không được. Nếu Bác không làm tròn nhiệm vụ, Bác có tội với Đảng, với nhân dân. Cô không làm tròn nhiệm vụ, cô cũng có tội. Nếu Bác không làm tròn nhiệm vụ mà cô làm tròn nhiệm vụ, thế là cô hơn Bác”(4).
Để bảo đảm nguyên tắc “dùng người đúng chỗ, đúng việc”, phải lựa chọn cán bộ theo tiêu chí: một là, trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh tự phê bình và phê bình; hai là, có liên hệ mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng; ba là, có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn; bốn là, luôn luôn giữ đúng kỷ luật. Người kết luận: “Đó là những khuôn khổ để lựa chọn cán bộ, chúng ta phải theo cho đúng”(5).
Đối với “cách kiểm tra”, để lý giải vì sao phải kiểm tra, Hồ Chí Minh đã tổng kết: “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”(6) và “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng”(7). Như vậy, “cách tổ chức công việc” và “lựa chọn cán bộ” cũng đều “do người làm ra”, nên cũng có lúc, có nơi có thể chưa đúng, thậm chí có những sai lầm gây tác hại cho cách mạng. Vì vậy, phải có kiểm tra kịp thời mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ những cán bộ lầm đường trở về nẻo chính. Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc những “cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó, thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to. Vì thế mà "đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị" mà công việc vẫn không chạy”(8).
Để kiểm tra đạt kết quả, Người chỉ đạo giải quyết hai vấn đề cốt yếu: Về cách kiểm tra: phải đồng bộ và kịp thời; không nên chỉ căn cứ vào báo cáo, mà phải đi đến tận nơi; phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình. Người khẳng định: chỉ có như vậy mới “tỏ rõ hết mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy(9).
Về người kiểm tra: Hồ Chí Minh chỉ rõ: Người lãnh đạo phải tự mình làm việc kiểm tra, đồng thời cần xây dựng đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm hỗ trợ công việc này. Quan trọng là: “Ai đi kiểm tra việc gì, nơi nào nếu có sơ suất thì người ấy phải chịu trách nhiệm”(10).
Chỉ dẫn của Người về cách tổ chức công việc, cách lựa chọn cán bộ và cách kiểm tra là cơ sở lý luận để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; đồng thời là cơ sở để xây dựng hệ tiêu chí đánh giá các hoạt động phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới.
2. Vận dụng vào đổi mới cách tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ và kiểm tra của Đảng ta hiện nay.
Tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XI, Đảng ta thể hiện rõ bản lĩnh chính trị trong việc nhận thức sâu sắc tác hại của những thiếu sót trong hệ thống các khâu tổ chứccông việc, lựa chọn cán bộ và kiểm tra, và tỏ rõ quyết tâm khắc phục những khuyết điểm đó. Cụ thể:
Trong chủ trương chung về vấn đề đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế, Đảng ta khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta,“mà là đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác kiểm tra, lề lối làm việc”(11) làm nền tảng để tiếp tục đổi mới cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
Về đổi mới tổ chức bộ máy:Để khắc phục tình trạng “đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to”,Trung ương Đảng yêu cầu: “chú ý các đề xuất mới về quan điểm, cơ chế, chính sách, biện pháp có tính đột phá về tổ chức bộ máy… của toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở”(12) một cách tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. “Nghiêm túc thể chế hoá và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở và hệ thống các đơn vị sự nghiệp trong cả nước”(13).
Về lựa chọn cán bộ cho phù hợp với đổi mới tổ chức bộ máy:Để khắc phục thực trạng “biên chế tăng cao, cấp phó còn nhiều; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chậm được cải thiện” do “cách lựa chọn cán bộ” còn nhiều bất cập, Đảng ta chỉ rõ: Trên cơ sở đổi mới tổ chức bộ máy, cần “Phấn đấu tạo sự chuyển biến rõ rệt trong tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút được những người có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức và đơn vị công lập của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội”(14). “Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm cơ cấu hợp lý về độ tuổi, giới tính, dân tộc”(15).
Về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra:Đảng ta yêu cầu phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và đề cử thêm cán bộ có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực vào Ủy ban kiểm tra của Đảng. Một trong những công việc quan trọng là “nghiên cứu, xem xét, tiếp tục giới thiệu bổ sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương”(16), trên tinh thần thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất.

PGS, TS. Vũ Văn Thuấn - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Truy cập tháng: 7,858

Tổng truy cập:24,340

Copyright © 2020, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 1, Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84.8) 3896 8641 - (+84.8) 3896 1333

Email: ptchc@hcmute.edu.vn